Bùng phát dịch bệnh, tôm chết hàng loạt
Nhiều vuông tôm bị bỏ hoang vì dịch bệnh
Tính đến ngày 7-9, đã có hơn 114ha hồ tôm bị nhiễm bệnh, người nuôi tôm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.
Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị cho biết dịch trên tôm đã bùng phát trên 12 xã, phường của bốn huyện Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị). Trong đó, thiệt hại nặng nhất là xã Triệu Phước (huyện Triệu Phong) với 33,89ha hồ có tôm chết.
Nguyên nhân ban đầu được Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị xác định là do thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn giống không ổn định nên gây bệnh hoại tử gan cấp tính, đầu vàng và đốm trắng trên tôm. Khi tôm có dấu hiệu mắc bệnh, nhiều hộ dân đã không báo cho cơ quan chức năng mà tự mua thuốc về xử lý, khiến dịch bệnh lan nhanh.
Ông Trần Hoạt, phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Quảng Trị, cho biết từ năm 2014 đến nay, do tỉnh Quảng Trị không có kinh phí mua hóa chất phòng chống bệnh thủy sản nên khi dịch diễn ra, rất nhiều hộ dân nuôi tôm đã tự mua thuốc dập dịch, không báo cho cơ quan chức năng.
“Hiện nay vẫn còn rất nhiều hộ nuôi tôm tự phát dập dịch mà chúng tôi chưa thể nắm được diện tích hồ nhiễm bệnh. Chi cục đang cố gắng thống kê thiệt hại để đề xuất tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời cho người nuôi tôm” - ông Hoạt nói.
Có thể bạn quan tâm
Tiếp tục với phương châm tạo lập giá trị chung cho cộng đồng mà FrieslandCampina Việt Nam đã thực hiện trong suốt 18 năm qua, công ty đã trao tặng 60 con bò giống (trị giá 600 triệu đồng) cho dự án “Ngân hàng Bò” – Dự án giúp người dân thoát nghèo do Trung Ương Hội Chữ Thập Đỏ Việt Nam sáng lập.
Qua nhiều năm trồng các loại cây như cao su, điều… anh Mai Ngọc Thủy ở xã Long Bình (Bù Gia Mập) quyết định chuyển sang trồng nấm linh chi đỏ - loại nấm dược liệu ở Bình Phước rất ít người trồng được. Sau 2 năm gầy dựng anh Thủy sở hữu trang trại trồng nấm linh chi thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Ngày 15/8, tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Chi Cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) tổ chức Hội nghị đầu bờ Khóa đào tạo giảng viên quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên rau cho 30 học viên là các cán bộ BVTV của 6 huyện trên địa bàn TP.
Tại buổi tập huấn, học viên được phổ biến những kiến thức về quy trình kỹ thuật, phương án nâng cao chất lượng gà thả vườn theo hướng an toàn sinh học; các bước chuẩn bị điều kiện nuôi, chuồng trại, chọn giống, cách chăm sóc nuôi dưỡng, chọn thức ăn, vệ sinh phòng bệnh và một số bệnh thường gặp ở gà…
Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.